Bóng đá (hay Túc cầu, Đá banh, Đá bóng) (tiếng Anh-Anh: Football, tiếng Anh-Mỹ: Soccer) là một môn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi này dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của môn Bóng đá này là cùng nhau giành trái Bóng để đá vào Cầu môn của đối phương trong thời gian 90 phút (2 hiệp).

Bóng đá là gì?

Bóng đá là bộ môn vua thể thao có lẽ không cần phải giải thích quá nhiều về định nghĩa của môn thể thao vua này. Tuy nhiên để cho người đọc dễ tìm hiểu, thì soikeotructiep.com xin giới thiệu sơ qua môn Bóng đá được chia làm 2 đội, mỗi đội có 11 cầu thủ và 1 trọng tài. Với môn Bóng đá phủi thì hơi khác tí vì được tổ chức với mô hình nhỏ hơn, cũng được chia làm 2 đội tuy nhiên mỗi đội chỉ có 7 thành viên. Đọc kỹ hơn về Bóng đá phủi tại đây được soikeotructiep.com giải nghĩa rất rõ ràng. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng (trừ trường hợp ném biên). Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu. Bóng đá được mệnh danh là “môn thể thao vua”, là môn thể thao được yêu thích nhất, được theo dõi nhiều nhất, được nhiều người chơi nhất thế giới (Theo Wikipedia Bóng đá).

Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới. Hàng vạn người đến sân vận động để xem các trận thi đấu có đội bóng mà họ yêu thích, và hàng triệu người khác theo dõi qua tivi nếu không thể đến sân vận động. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư và bán chuyên nghiệp.

Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (được gọi là thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên). Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, dắt bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.

Lịch sử hình thành

Các môn thể thao đều có lịch sử hình thành từ dân gian. Môn Bóng đá cũng không ngoại lệ, được hình thành từ môn túc cầu, với mục tiêu đá trái túc cầu vào khung thành đối phương, bộ môn này đã được xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng Thế kỷ 2 hoặc 3 trước công nguyên. Môn xúc cúc (蹴鞠, đá bóng). Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum.

Theo một cuộc khảo sát công bố vào năm 2001 của FIFA, tổ chức quản lý bóng đá trên thế giới, có hơn 240 triệu người thường xuyên chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém giúp cho trò chơi này phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, Winchester và Shrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá. Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu được thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield F.C.. Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (The Football Association, thường viết tắt là FA) vào ngày 26 tháng 10 năm 1863 tại Great Queen Street, Luân Đôn. Sau 5 cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, bộ luật đầy đủ và toàn diện đầu tiên của môn bóng đá gồm 13 điều đã được FA thông qua dưới sự chủ trì của Ebenezer Cobb Morley. Hiện nay cơ quan chịu tránh nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới là Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, thường viết tắt là IFAB). IFAB được thành lập năm 1886 tại Manchester trong một buổi họp với sự có mặt của đại diện FA, Hiệp hội bóng đá Scotland (Scottish Football Association), Hiệp hội bóng đá xứ Wales (Football Association of Wales) và Hiệp hội bóng đá Ireland (Irish Football Association).

Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển Anh và Scotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor. Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.

Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football Association, Liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra. Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và 4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hiệp Quốc 16 thành viên.

Ngày nay, bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình. Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá. Không chỉ là môn thể thao phổ biến nhất thế giới, bóng đá còn có ảnh hưởng lớn đến nền thể thao và xã hội nhiều quốc gia, hãng truyền hình ESPN từng cho rằng chính đội tuyển Bờ Biển Ngà đã giúp ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước này vào năm 2005, ngược lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa El Salvador và Honduras.

Luật thi đấu

Hiện nay luật thi đấu bóng đá được áp dụng cho mọi cấp độ chơi bao gồm 17 điều và chỉ có một vài sửa đổi nhỏ cho Bóng đá nữ & Bóng đá trẻ. Tuy nhiên những quy định soikeotructiep.com liệt kê dưới đây là quy định chung cho cả môn Bóng đá.

Cầu thủ

Cũng như đã nói ở trên, Bóng đá là cuộc chơi giữa 2 đội, mỗi đội có 11 cầu thủ. Trong cầu thủ được chia làm các vị trí Cầu thủ tiêu biểu như sau:

Tiền đạo

Tiền đạo (tiếng Anh: Forwards) là tên gọi chung cho một vai trò trong bóng đá. Trong Tiền đạo có 4 vị trí khác nhau là Tiền đạo trung tâm, Tiền đạo thường, Tiền đạo thứ hai, Tiền đạo cánh. Những người chơi ở các vị trí này thường đứng gần khung thành của đối phương nhất, và do đó chủ yếu chịu trách nhiệm ghi bàn cho đội bóng của mình. Các vị trí này thường dâng cao và thường ghi nhiều bàn thắng hơn các vị trí khác. Đây là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều khó khăn, và nó thường gắn liền với nhiều chấn thương cho các cầu thủ nhất do hay bị các hậu vệ đội bạn truy cản.

Đội hình hiện đại thường bao gồm một đến ba tiền đạo, hai là phổ biến nhất. Huấn luyện viên thường cho một tiền đạo chơi ở trên vị trí cao nhất trong đội hình, không cần lui về phần sân nhà và trách nhiệm chủ yếu là ghi bàn (tiền đạo cắm), và một cầu thủ khác lui về sâu hơn một chút và hỗ trợ trong việc đưa ra các đường chuyền dọn cỗ cũng như dứt điểm khi cần thiết (hộ công).

Tiền vệ (Trung vệ)

Tiền vệ (viết tắt trong các trận đấu quốc tế là MF; trong tiếng Anh: Midfielder) trong bóng đá là những cầu thủ có vị trí chơi ở phía dưới vị trí tiền đạo và phía trên vị trí hậu vệ (được đánh dấu màu xanh lam trong hình). Chức năng chính của họ là đoạt bóng từ đối phương, phát động tấn công để đưa bóng lên cho tiền đạo, hoặc tự mình ghi bàn. Một vài tiền vệ có thiên hướng phòng thủ, trong khi một số khác thường di chuyển ở vị trí ranh giới giữa tiền vệ và tiền đạo. Số tiền vệ trong đội hình có thể khác nhau, tùy theo đội hình mà đội bóng lựa chọn và tùy theo theo vai trò của mỗi cá nhân.

Những tiền vệ xuất sắc cần có những kỹ năng sau ngoài thể lực: chuồi bóng, lừa bóng, sút bóng, phân phối và chuyền bóng cho đồng đội trong suốt trận đấu. Đa số các huấn luyện viên thường bố trí ít nhất một tiền vệ trung tâm với nhiệm vụ phá vỡ khả năng tấn công của đối phương trong khi các cầu thủ còn lại có nhiệm vụ kiến tạo bàn thắng hoặc có khả năng phản ứng linh hoạt giữa phòng ngự và tấn công một cách cân bằng. Ở hai biên, huấn luyện viên có thể bố trí các tiền vệ cánh, một vị trí chuyên hoạt động sát biên để tấn công một cách cơ động.

Tiền vệ trung tâm

Tiền vệ trung tâm (viết tắt là CM; tiếng Anh: Centre Midfielder) thể hiện nhiều vai trò khác nhau trên sân, và có lẽ là quan trọng nhất trong việc tổ chức tấn công. Vị trí của họ cho phép họ có tầm nhìn bao quát trận đấu, và vì đa số diễn biến diễn ra trong khu vực hay xung quanh khu vực mà họ kiểm soát, các tiền vệ trung tâm thường cố gắng kiểm soát cách trận đấu diễn ra. Khu vực này của sân thường được gọi khoảng không hoạt động, vì những đội bóng lớn khó mà thành công nếu không có tiền vệ trung tâm giỏi, thống lĩnh khu trung tuyến.

Những Tiền vệ trung tâm nổi tiếng nhất hiện nay: Luka Modrić, Toni Kroos, Paul Pogba, Frenkie de Jong, Arthur Melo, Giovani Lo Celso.

Tiền vệ phòng ngự

Tiền vệ phòng ngự (viết tắt là DM; tiếng Anh: Defensive Midfielder) là tiền vệ trung tâm đứng trên hàng hậu vệ với vai trò hỗ trợ hậu vệ để phòng ngự, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Đây là vai trò mới được hình thành trong bóng đá hiện đại, nó được xem là một sự tiến hóa của vị trí hậu vệ quét trước đây. Vị trí này thường không hiện diện nổi bật trên sân nhưng rất quan trọng trong các trận đấu hiện đại. Đây là một vị trí mang tính chuyện nghiệp cao, và đòi hỏi ở cầu thủ đảm nhiệm những khả năng cũng như tố chất riêng biệt.

Những tiền vệ phòng ngự nổi tiếng hiện nay như: Sergio Busquets, Casemiro, Fabinho, Jorginho, Fernandinho, Rodri, Miralem Pjanić, N’Golo Kanté.

Tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới

Một vài tiền vệ trung tâm có khả năng phát động tấn công từ vị trí lùi thấp, gần hàng hậu vệ của đội mình. Các cầu thủ như cũng được gọi là tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới (viết tắt là DLM; tiếng Anh: Deep-lying Midfielder), nhờ khả năng chuyền bóng cho đồng đội và quan sát trận đấu từ một vị trí gần hàng phòng ngự. Do họ không phải là chuyên gia trong phòng ngự, nên phải được hỗ trợ bởi một tiền vệ thủ mạnh mẽ.

Tiền vệ đa năng

Một số tiền vệ có khả năng di chuyển cơ động khắp mặt sân, được gọi là những tiền vệ đa năng (viết tắt là B2B hoặc BBM; tiếng Anh: Box-to-Box Midfielder). Khi thi đấu họ có thể đảm đương được nhiều vị trí khác nhau trên sân. Họ cũng có thể không chơi ở một vị trí cố định nào mà di chuyển rộng khắp từ dưới lên trên hay ngược lại, bao phủ một khoảng không gian lớn và tham gia vào cả phòng ngự lẫn tấn công, có băng lên phía trước để ghi bàn và cũng có thể lùi về phía sau để phòng thủ. Là những cầu thủ cơ động nhất của đội, họ thường có thể lực cực tốt và có khả năng tranh cướp bóng, chuyền bóng, sút bóng và giữ bóng. Các tiền vệ đa năng thường là các tiền vệ trung tâm hoặc tiền vệ tấn công.

Tiền vệ tấn công

Tiền vệ tấn công (viết tắt là AM; tiếng Anh: Attacking Midfielder) là một tiền vệ thường chơi ở vị trí cao hơn một chút so với các tiền vệ ở vị trí khác với nhiệm vụ chính là hỗ trợ việc ghi bàn thắng. Tiền vệ công là một vị trí có ảnh hưởng lớn trên sân và yêu cầu cầu thủ phải có khả năng kỹ thuật tốt, khả năng chuyền bóng tạo đột biến và đôi khi cả kỹ năng lừa bóng. Tiền vệ công cũng thường có khả năng sút bóng tốt, vì thi đấu ở vị trí không xa khung thành đối phương, họ cũng có nhiều cơ hội tung ra cú dứt điểm. Rất nhiều tiền vệ công sử dụng khả năng sút xa như là thứ vũ khí nguy hiểm của mình.

Các Tiền vệ tấn công hay nhất hiện nay: Philippe Coutinho, Isco, Dele Alli, James Rodríguez, Kevin De Bruyne, Mesut Özil, Christian Eriksen, Bruno Fernandes.

Tiền vệ cánh

Tiền vệ cánh (viết tắt là LM/RM; tiếng Anh: Left Midfield/Right Midfield) là tiền vệ tấn công nhưng có vị trí rộng dọc theo hai bên đường biên dọc. Những tiền vệ cánh chẳng hạn như Stanley Matthews hay Jimmy Johnstone thường được xếp vào vị trí tiền đạo trong đội hình chữ W truyền thống, và được biết với tên “Ngoài bên trái” hoặc “Ngoài bên phải”, nhưng khi chiến thuật thay đổi qua thời gian, tiền vệ cánh đã có thể chơi bó vào sâu phía bên trong sân hơn. Những cầu thủ đá cánh hiện đại, nay thường được xếp vào vị trí tiền vệ, thường trong đội hình 4-4-2 hoặc 4-5-1. Tuy vậy trong bóng đá hiện đại cũng không có ranh giới rõ ràng giữa tiền vệ cánh và tiền đạo cánh. Vị trí tiền đạo cánh thường được áp dụng cho cầu thủ tấn công biên trong đội hình 4-3-3 hoặc 3-4-3. Tiền vệ cánh thường là những cầu thủ nhanh nhẹn và có kỹ thuật lừa bóng tốt.

Hậu vệ

Hậu vệ (viết tắt trong các trận đấu quốc tế là DF, tiếng Anh: Defender; viết tắt trong tiếng Việt là HV) trong bóng đá là cầu thủ chơi ở vị trí phía sau hàng tiền vệ và có nhiệm vụ hỗ trợ cho thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Hiện tại, trong bóng đá có hai kiểu hậu vệ chính là hậu vệ trung tâm (trung vệ) và hậu vệ biên (hậu vệ cánh).

Thủ môn

Trong bóng đá, thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ giữa hàng tấn công của đối phương và khung thành/hàng phòng ngự của đội mình. Vai trò chính của thủ môn là bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong đội được phép chạm bóng bằng bàn tay và cánh tay trong trận đấu (chỉ giới hạn trong khu cấm địa của đội nhà). Mỗi đội phải có 1 thủ môn trong cả trận đấu. Nếu thủ môn bị buộc phải rời sân do chấn thương hoặc đuổi khỏi sân, 1 cầu thủ khác phải trấn giữ khung thành, ngay cả khi đội bóng không còn thủ môn nào khác để thay thế hoặc/và đã sử dụng hết lần thay người. Thủ môn phải mặc màu áo khác với các cầu thủ khác trong đội nhà, đội khách, trọng tài và thủ môn của đối phương.

Thủ môn thường được viết tắt là TM trong tiếng Việt hoặc GK trong các trận đấu quốc tế (do chữ Goalkeeper trong tiếng Anh) trong danh sách ra sân, tường thuật trận đấu, và ghi chú trên tivi. Trong tiếng Việt còn được gọi là thủ thành, người trấn giữ khung thành, hay người gác đền.

Trang phục

Trong bóng đá, cũng như nhiều môn thể thao khác, trang phục là những loại quần áo hay trang bị tiêu chuẩn dành cho các cầu thủ mặc khi thi đấu. Luật bóng đá đặc tả các trang phục tối thiểu cần có của cầu thủ khi thi đấu cũng như cấm bất cứ thứ gì có thể gây nguy hiểm cho bản thân cầu thủ hay các cầu thủ khác trên sân khi thi đấu. Đối với các môn thể thao đối kháng, có thể có nhiều quy định hạn chế đối với trang phục, chẳng hạn như kích thước logo trên áo phông. Trong các trận đấu tập thể, hai đội phải khác màu áo thi đấu của nhau để dễ phân biệt.

Các cầu thủ bóng đá thường mặc áo thi đấu có in số áo phía sau lưng. Theo nguồn gốc thì các cầu thủ mỗi đội sẽ có số áo từ 1 đến 11, phân chia theo vị trí thi đấu. Tuy nhiên, tại giải chuyên nghiệp thì điều này thay thế bằng số áo đội hình thi đấu. Mỗi cầu thủ sẽ có số áo thi đấu cố định cho toàn mùa giải. Một số câu lạc bộ chuyên nghiệp thường in tên cầu thủ sau áo.

Trang phục trong bóng đá có sự phát triển đáng kể từ những ngày đầu khi các cầu thủ mặc áo cotton dài, với những đôi giầy cứng nặng nề. Trong thế kỷ 20, đôi giầy dần dần trở nên nhẹ và mềm hơn, tất có chiều dài ngắn hơn, và các cải tiến trong việc sản xuất quần áo cho phép áo làm bằng vật liệu nhẹ, bền và có thể in được các logo đầy màu sắc. Với sự phát triển của ngành quảng cáo, logo các nhà tài trợ được in lên các vị trí của trang phục thi đấu.

Trọng tài

Trọng tài là danh từ chỉ người điều khiển một trận đấu trong bóng đá. Trọng tài có những nhiệm vụ thực thi luật bóng đá để điều khiển trận đấu đã được giao, là người đưa ra quyết định cuối cùng về một tình huống nào đó mà không thể thay đổi hay phản đối được.

Một trọng tài còn được nhận những sự hỗ trợ từ trợ lý trọng tài, và ở một số trận đấu chuyên nghiệp cũng có một trọng tài thứ tư và thậm chí là trọng tài thứ năm. Trọng tài thứ năm đầu tiên đã được giới thiệu bởi FIFA vào năm 2006. Các trọng tài được sử dụng những hệ thống định vị để giúp việc kiểm soát trận đấu. UEFA cũng đã sử dụng thêm những người giám sát trọng tài trong khu vực sân thi đấu để giúp giải quyết các sự cố như: bóng vượt qua vạch giới hạn, bóng có vượt qua vạch vôi hay không.

Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên, những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy định của Luật bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng đều thường là quyết định cuối cùng và không thể bị thay đổi. Ngoài ba trọng tài làm việc trên sân còn có một trọng tài thứ tư (còn gọi là trọng tài bàn) quản lý việc thay người, theo dõi thời gian đá bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.

Sân thi đấu

Sân bóng đá là một loại hình sân thi đấu của bộ môn Bóng đá. Sân thi đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang, bề mặt của sân có thể là mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo. Kích thước và vị trí các đường giới hạn của sân bóng đá được quy định bởi Luật I: Sân Thi Đấu trong Luật bóng đá.

Bắt đầu từ năm 2008, để tiêu chuẩn hóa kích thước của sân bóng dành cho các trận đấu quốc tế, IFAB đã quyết định đặt kích thước cố định là: chiều dài 105m và chiều rộng 68m (thay vì chiều dài tối thiểu và tối đa từ 100m đến 110m và chiều rộng tối thiểu và tối đa từ 64m đến 75m như trước).

Tải thêm bài viết